Thông tin cá nhân:
- 01 hình 4.5 x 4.5 (nền trắng không quá 6 tháng).
- Hộ chiếu bản gốc (còn hạn 6 tháng, có chữ ký), hộ chiếu cũ ( nếu có).
- CMND (photo, công chứng).
- Sổ hộ khẩu (bản sao, công chứng tất cả các trang).
- Giấy đăng kí kết hôn/ly hôn (bản sao, công chứng) ( nếu có).
- Tài liệu chứng minh mối quan hệ bạn bè (Trừ trường hợp Du lịch có thông qua các Đại lý du lịch):
- Ảnh chụp chung.
- Thư từ, email.
- Bản kê chi tiết các cuộc gọi điện thoại quốc tế.
- Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi:
- Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng.
Bằng chứng về công việc:
- Nếu là học sinh/sinh viên: Giấy xác nhận của nhà trường, Đơn xin nghỉ học ( lãnh sự quán kiểm tra với trường ).
- Nếu là nhân viên:
- Hợp đồng lao động sao y công chứng.
- Bảng lương có đóng mộc treo của công ty hoặc sao kê lương ngân hàng.
- Đơn xin nghỉ phép đi Nhật Bản.
- BHXH/BHYT (nếu có)
- Nếu là chủ doanh nghiệp:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh sao y công chứng.
- Bảng khai thuế 3 tháng gần nhất.
- Về hưu: Quyết định về hưu, Sổ hưu…
Bằng chứng về tài chính:
- Sổ tiết kiệm nộp bản photo, bản gốc để kèm theo đối chiếu xong trả lại.
- Xác nhận số dư hiện tại của sổ tiết kiệm.
- Giấy tờ sở hữu nhà đất, bất động sản, oto…nếu có.
Bằng chứng kế hoạch lưu trú:
- Vé máy bay khứ hồi.
- Booking khách sạn.
- Lịch trình du lịch Nhật Bản.
Thông tin cá nhân:
- 01 hình 4.5 x 4.5 (nền trắng không quá 6 tháng).
- Hộ chiếu bản gốc (còn hạn 6 tháng, có chữ ký), hộ chiếu cũ ( nếu có).
- CMND (photo, công chứng).
- Sổ hộ khẩu (bản sao, công chứng tất cả các trang).
- Giấy đăng kí kết hôn/ly hôn (bản sao, công chứng) ( nếu có).
Bằng chứng về thân nhân:
Các hồ sơ liên quan đến người bảo lãnh:
- Giấy bảo lãnh.
- Giấy chứng nhận làm việc của người bảo lãnh (nếu là doanh nghiệp tư nhân thì giấy phép kinh doanh, hoặc tờ khai nộp thuế).
Giấy lý do mời giấy này bắt buộc phải có, ngay cả trường hợp không cần giấy bảo lãnh. Phần ghi người mời phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, sau tên phải có dấu đóng. Phải ghi rõ cụ thể tất cả các nơi viếng thăm tại Nhật Bản và nội dung các hoạt động, ví dụ không được ghi chung chung như “thăm người quen” mà phải ghi rõ quá trình quen biết đưa đến việc bảo lãnh, các hoạt động và các nơi viếng thăm.
Bằng chứng về công việc:
- Hợp đồng lao động sao y công chứng.
- Bảng lương có đóng mộc treo của công ty hoặc sao kê lương ngân hàng.
- Đơn xin nghỉ phép đi Nhật Bản.
- BHXH/BHYT (nếu có)
- Nếu là chủ doanh nghiệp:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh sao y công chứng.
- Bảng khai thuế 3 tháng gần nhất.
- Về hưu: Quyết định về hưu, Sổ hưu…
Bằng chứng về tài chính:
- Sổ tiết kiệm nộp bản photo, bản gốc để kèm theo đối chiếu xong trả lại.
- Xác nhận số dư hiện tại của sổ tiết kiệm.
- Giấy tờ sở hữu nhà đất, bất động sản, oto…nếu có.
Bằng chứng kế hoạch lưu trú:
- Phải ghi rõ ngày giờ đến Nhật, ngày giờ về, số chuyến bay, sân bay và chương trình hoạt động phải rõ ràng, phải ghi rõ địa chỉ lưu trú (địa chỉ, số điện thoại).
- Chương trình lưu trú phải ghi rõ từng ngày một, tuy nhiên trường hợp các hoạt động liên tục giống nhau thì ở phần ngày tháng năm có thể ghi: từ ngày… tháng… năm… đến ngày.. tháng… năm…
- Chương trình lưu trú phải được viết bởi người mời hoặc người bảo lãnh tại Nhật Bản.
Thông tin cá nhân:
- 01 hình 4.5 x 4.5 (nền trắng không quá 6 tháng).
- Hộ chiếu bản gốc (còn hạn 6 tháng, có chữ ký), hộ chiếu cũ ( nếu có).
- CMND (photo, công chứng).
- Sổ hộ khẩu (bản sao, công chứng tất cả các trang).
- Giấy đăng kí kết hôn/ly hôn (bản sao, công chứng) ( nếu có).
- Tài liệu chứng minh mối quan hệ bạn bè (Trừ trường hợp Du lịch có thông qua các Đại lý du lịch):
- Ảnh chụp chung.
- Thư từ, email.
- Bản kê chi tiết các cuộc gọi điện thoại quốc tế.
- Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi:
- Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng.
Bằng chứng về công việc:
- Nếu là nhân viên:
- Hợp đồng lao động sao y công chứng.
- Bảng lương có đóng mộc treo của công ty hoặc sao kê lương ngân hàng.
- Quyết định cử đi công tác.
- BHXH/BHYT (nếu có)
- Nếu là chủ doanh nghiệp:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh sao y công chứng.
- Bảng khai thuế 3 tháng gần nhất.
Bằng chứng về tài chính:
- Sổ tiết kiệm nộp bản photo, bản gốc để kèm theo đối chiếu xong trả lại.
- Xác nhận số dư hiện tại của sổ tiết kiệm.
- Giấy tờ sở hữu nhà đất, bất động sản, oto…nếu có.
Bằng chứng mục đích chuyến đi:
Giấy bảo lãnh và Danh sách người xin visa (từ 2 người trở lên) của nơi tiếp nhận phía Nhật Bản:
- Người đại diện công ty, tổ chức bảo lãnh hoặc mời phải nằm trong ban quản trị của công ty, tổ chức và có tên trong danh sách hội đồng quản trị được đăng trên Sổ bộ đăng ký pháp nhân của công ty, tổ chức. Trường hợp là công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản thì người đại diện bảo lãnh hoặc mời có thể ở cấp quản lý trưởng phòng, trưởng xưởng, trưởng bộ phận của công ty.
- Phần dấu đóng trên giấy tờ bảo lãnh hoặc mời phải là dấu của người đại diện hoặc dấu của công ty, tổ chức. Không chấp nhận dấu cá nhân. Trường hợp công ty, tổ chức không có dấu đóng thì người đại diện có thể ký tên thay thế dấu đóng.
- Trường hợp nơi người xin visa đang làm việc cử đi công tác trả toàn bộ chi phí công tác hoặc người xin visa chứng minh được có khả năng trả toàn bộ chi phí công tác thì không cần giấy bảo lãnh.
Giấy lý do mời của nơi tiếp nhận phía Nhật Bản (ghi mục đích và thời gian mời) (Không chấp nhận bản photo, fax hoặc pdf):
- Đối với pháp nhân khi làm giấy lý do mời, người đứng tên bảo lãnh phải là người đại diện pháp nhân hoặc có tư cách đại diện cho pháp nhân. Trong giấy lý do mời, phần ghi người mời phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, sau tên phải có dấu đóng. Trường hợp là công ty hay tổ chức, thì phải có dấu đóng của công ty, tổ chức hoặc người có tư cách đại diện pháp nhân.
- Người đại diện công ty, tổ chức bảo lãnh hoặc mời phải nằm trong ban quản trị của công ty, tổ chức và có tên trong danh sách hội đồng quản trị được đăng trên Sổ bộ đăng ký pháp nhân của công ty, tổ chức. Trường hợp là công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản thì người đại diện bảo lãnh hoặc mời có thể ở cấp quản lý trưởng phòng, trưởng xưởng, trưởng bộ phận của công ty.
- Phần dấu đóng trên giấy tờ bảo lãnh hoặc mời phải là dấu của người đại diện hoặc dấu của công ty, tổ chức. Không chấp nhận dấu cá nhân. Trường hợp công ty, tổ chức không có dấu đóng thì người đại diện có thể ký tên thay thế dấu đóng.
Tài liệu chứng minh mối quan hệ giữa công ty mời và công ty của người được mời:
- Các tài liệu công khai giới thiệu mối quan hệ của các công ty cùng tập đoàn.
- Tài liệu chứng mình quan hệ thương mại giữa các công ty (hợp đồng mua bán, B/L v.v.)
- Thư mời gửi người xin visa (dành cho trường hợp chưa có quan hệ thương mại). Lưu ý, thư mời này không phải là Giấy lý do mời ở mục 5 nói trên.
- Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy phép thành lập văn phòng đại diện v.v.
- Hợp đồng lao động của người xin visa với nơi đang làm việc hoặc quyết định cử đi công tác, giấy phái cử (ghi rõ nội dung công việc tại Nhật, nơi viếng thăm và chương trình dự định và việc chi trả chi phí cho chuyến đi).
Bằng chứng kế hoạch lưu trú:
- Phải ghi rõ ngày giờ đến Nhật, ngày giờ về, số chuyến bay, sân bay và chương trình hoạt động phải rõ ràng, phải ghi rõ địa chỉ lưu trú (địa chỉ, số điện thoại).
- Chương trình lưu trú phải ghi rõ từng ngày một, tuy nhiên trường hợp các hoạt động liên tục giống nhau thì ở phần ngày tháng năm có thể ghi: từ ngày … tháng … năm ~ đến ngày .. tháng .. năm.
- Chương trình lưu trú phải được viết do công ty, tổ chức tiếp nhận phía Nhật Bản.
- Trường hợp đào tạo ngắn hạn, phải ghi rõ chi tiết chương trình đào tạo, nơi đào tạp, người chịu trách nhiệm hướng dẫn, có hay không đào tạo thực tập, có hay không tiền phí trợ cấp đào tạo từ phía công ty tiếp nhận cho người được đào tạo.
- Lưu ý quan trọng: Lưu trú với mục đích đào tạo ngắn hạn có những điều kiện nhất định, vui lòng tham khảo phần chú ý đối với trường hợp đào tạo ngắn hạn bên dưới.
Khi nhắc đến Nhật Bản, nhiều người không khỏi mê mẩn bởi văn hóa phong phú, cảnh quan tuyệt đẹp và nền giáo dục chất lượng cao. Nhưng làm sao để chọn được visa Nhật Bản phù hợp với mục đích của bạn? Hãy cùng Visa Sun tìm hiểu về các loại visa Nhật Bản phổ biến hiện nay nhé!
Visa du lịch Nhật Bản
Visa du lịch Nhật Bản là loại visa ngắn hạn dành cho những người muốn đến Nhật Bản với mục đích tham quan, khám phá các địa danh nổi tiếng, tìm hiểu văn hóa và tận hưởng những trải nghiệm du lịch độc đáo. Lưu ý rằng, loại visa sẽ này không cho phép bạn làm việc hoặc tham gia các hoạt động sinh lời tại Nhật Bản. Visa này thường có thời hạn từ 15 – 90 ngày, tùy thuộc vào quốc tịch và mục đích chuyến đi.
Visa thương mại Nhật Bản
Visa thương mại Nhật Bản là loại thị thực được cấp cho những người có mục đích đến Nhật Bản để tham gia các hoạt động liên quan đến thương mại, như:
- Tham gia hội nghị, hội thảo, triển lãm: Gặp gỡ đối tác, trình bày sản phẩm, tìm kiếm cơ hội hợp tác.
- Thăm và đàm phán với đối tác kinh doanh: Thảo luận về các dự án, ký kết hợp đồng.
- Khảo sát thị trường: Tìm hiểu về thị trường Nhật Bản để mở rộng kinh doanh.
- Các hoạt động khác: Liên quan đến thương mại, đầu tư.
Thời hạn của visa thương mại Nhật Bản thường tùy thuộc vào mục đích chuyến đi và quyết định của cơ quan xuất nhập cảnh Nhật Bản. Thông thường, với visa thương mại, bạn sẽ được phép bạn cảnh 1 hoặc nhiều lần trong thời hạn từ 3 tháng cho đến 10 năm (tùy diện) và mỗi lần chỉ được lưu trú tối đa là 90 ngày.
Visa thăm thân Nhật Bản
Visa thăm thân Nhật Bản là loại visa ngắn hạn dành cho những người muốn đến Nhật Bản để thăm gia đình, người thân hoặc bạn bè đang sinh sống, học tập hoặc làm việc tại Nhật. Đây là một trong những loại visa phổ biến, tạo điều kiện để bạn có thể đoàn tụ và chia sẻ những khoảnh khắc đặc biệt bên người thân. Thời hạn của visa này thường dao động từ 3 tháng đến 5 năm và thời gian lưu trú tối đa cho mỗi lần nhập cảnh là 30 ngày.
Visa du học Nhật Bản
Visa du học Nhật Bản là loại visa dành cho những người có mong muốn học tập tại Nhật Bản, bao gồm các chương trình học ngắn hạn hoặc dài hạn tại các trường tiếng Nhật, cao đẳng, đại học hoặc các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp khác. Để xin được visa du học, bạn cần phải có thư mời nhập học từ trường học, cơ sở đào tạo tại Nhật Bản.
Thời hạn của visa du học Nhật Bản thường phụ thuộc vào loại hình đào tạo và cấp bậc học vấn mà bạn muốn theo học, cụ thể:
- Chương trình học tiếng Nhật: Thường có thời hạn 1 năm, có thể gia hạn tối đa 2 năm. Loại visa này dành cho những người muốn đến Nhật Bản để học tiếng Nhật trước khi vào các trường đại học, cao đẳng.
- Chương trình du học Đại học/Cao đẳng: Thời hạn thường từ 2 đến 4 năm, tương ứng với thời gian học của mỗi chương trình đào tạo. Sau khi visa hết hạn, bạn có thể xin gia hạn đến khi tốt nghiệp.
- Chương trình nghiên cứu sinh: Thời hạn tùy thuộc vào thời gian nghiên cứu, thường từ 1-2 năm.
Visa lao động tại Nhật
Visa lao động tại Nhật Bản là loại visa dành cho những người có nhu cầu làm việc hợp pháp tại Nhật trong các ngành nghề được chính phủ Nhật Bản quy định, ví dụ như công nghệ thông tin, y tế, xây dựng, giáo dục, nghiên cứu hoặc các ngành nghề đặc thù khác. Để xin được loại visa này, bạn cần phải có thư mời làm việc từ công ty Nhật Bản.
Các loại visa lao động phổ biến tại Nhật Bản
- Visa kỹ sư, kỹ thuật viên: Dành cho các ngành nghề như IT, kỹ thuật, marketing, phiên dịch, kế toán.
- Visa thực tập sinh kỹ năng: Dành cho lao động phổ thông tham gia các chương trình đào tạo kỹ năng.
- Visa đặc định: Hướng đến các ngành nghề đang thiếu lao động như xây dựng, nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe.
- Visa giáo viên: Dành cho giảng viên ngoại ngữ hoặc giáo viên tại các cơ sở giáo dục ở Nhật.
- Visa kỹ năng đặc biệt: Dành cho các chuyên gia có trình độ cao và thu nhập hấp dẫn.
Thông thường, thời hạn visa lao động Nhật Bản kéo dài từ 1 – 5 năm tùy theo ngành nghề và hợp đồng lao động mà bạn ký kết với công ty. Sau khi hết hạn, bạn có thể xin gia hạn nếu đáp ứng đủ điều kiện.
Visa Nhật Bản tị nạn
Visa Nhật Bản tị nạn là loại visa đặc biệt dành cho những người đang đối mặt với nguy hiểm hoặc bị đàn áp tại quốc gia của mình do lý do chính trị, tôn giáo, chủng tộc, quan điểm xã hội hoặc các yếu tố khác. Visa này giúp người xin tị nạn được bảo vệ và có cơ hội sinh sống hợp pháp tại Nhật Bản.
Thời hạn lưu trú của diện visa này được kéo dài khá lâu và nhiều người thường lợi dụng điều đó để ở lại Nhật Bản lâu hơn. Tuy nhiên, trong quá trình xin visa Nhật Bản theo diện tị nạn, bạn sẽ không được phép làm bất kỳ công việc nào, kể cả khi đã có visa tị nạn, bạn cũng rất khó để xin vào làm việc tại các doanh nghiệp của Nhật.
Visa y tế Nhật Bản
Visa y tế Nhật Bản là diện thị thực dành cho những người cần điều trị y tế tại Nhật. Visa này tạo điều kiện cho bệnh nhân được tiếp cận các dịch vụ y tế tiên tiến và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao tại Nhật – nơi có nền y tế hiện đại và đội ngũ y bác sĩ ưu tú hàng thế giới. Để xin visa y tế, bạn cần phải có thư mời từ bệnh viện hoặc cơ sở y tế tại Nhật và hồ sơ bệnh án chi tiết.
Thời hạn của visa y tế Nhật Bản thường phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và phác đồ điều trị. Thông thường, thời hạn tối đa của loại thị thực này là 3 năm với thời gian mỗi lần có thể là 15 ngày – 30 ngày – 90 ngày, 6 tháng hoặc 1 năm.
Visa Working Holiday Nhật Bản
Visa Working Holiday Nhật Bản là loại visa đặc biệt dành cho những người trẻ tuổi (thường từ 18 đến 30 tuổi) muốn kết hợp giữa du lịch và làm việc trong thời gian ngắn tại Nhật Bản. Loại visa này nhằm khuyến khích việc giao lưu văn hóa giữa các nước, giúp bạn trải nghiệm cuộc sống tại Nhật một cách toàn diện hơn thông qua công việc bán thời gian và du lịch.
Lưu ý: Hiện tại, chỉ một số quốc gia được tham gia chương trình này, như Úc, Mỹ, Canada, Pháp, Island, Đức, New Zealand và các công dân Việt Nam chưa thuộc nhóm đối tượng được cấp loại visa này.
Visa tình nguyện Nhật Bản
Visa tình nguyện Nhật Bản là loại visa dành cho những người muốn tham gia các hoạt động tình nguyện tại Nhật Bản, được tổ chức bởi các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức phi lợi nhuận (NPO) hoặc các cơ quan được chính phủ Nhật Bản công nhận. Tương tự với diện visa Working Holiday, loại visa này hiện cũng chưa được cấp cho các công dân Việt Nam.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại visa Nhật Bản và lựa chọn loại visa phù hợp với mục đích của mình. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về thủ tục xin visa, đừng ngần ngại liên hệ với Visa Sun để được tư vấn chi tiết hơn nhé!